Duy Pham's profile

[Typography Project] 64 Provinces Of Vietnam

Typography 64 Tỉnh thành là một dự án phi lợi nhuận nhằm thể hiện đặc trưng của từng Tỉnh. Mong muốn của dự án là muốn giới thiệu đến bạn bè gần xa, trong và ngoài nước biết đến mỗi Tỉnh như là một đặc trưng riêng biệt thông qua nghệ thuật chữ kết hợp hình ảnh đặc trưng.
 
Dự án được Braleon thực hiện dựa trên sự hiểu biết của một nhóm người nên chắc chắn sẽ có những đặc trưng chưa đúng với sự hiểu của số đông, cho nên dự án cần sự góp ý chân thành mang tính xây dựng nhất.
1. ĐỒNG THÁP 
Là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Tỉnh Đồng Tháp nằm ở cửa ngõ của sông Tiền, có đường biên giới giáp với Campuchia có chiều dài hơn 50 km với 4 cửa khẩu,[3] trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà. Đồng Tháp nổi tiếng với những ruộng sen, hiện diện khắp nơi ở Đồng Tháp. Ngó và hạt sen trở thành đặc sản của vùng này. Đặc biệt, ở đây có loài sen khổng lồ mà một người trưởng thành có thể đứng được trên lá sen. Ngoài ra, Đồng Tháp rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Mùa nước nổi về, càng có lý do để khách du lịch đến với xứ sen Đồng Tháp. Nơi đây nổi tiếng với câu thơ:

“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
—Bảo Định Giang
Theo Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_Tháp
#1
2. AN GIANG
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất và diện tích đứng thứ 4 (sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An) ở miền Tây Nam Bộ (còn gọi là vùng đồng bằng sông Cửu Long). Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên.
An Giang là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời nhà Nguyễn độc lập, thành lập năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Tỉnh An Giang bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại từ cuối năm 1956 cho đến ngày nay.
Tháng 7 năm 2013, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 thành phố trực thuộc tỉnh là Long Xuyên và Châu Đốc. Tháng 4 năm 2015, An Giang là tỉnh đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có 2 đô thị loại II.Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc trưng của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thành phố Châu Đốc là thành phố biên giới, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam. Hiện nay, tỉnh lỵ tỉnh An Giang được đặt tại thành phố Long Xuyên.
 
Readmore at: https://vi.wikipedia.org/wiki/An_Giang#L.E1.BB.8Bch_s.E1.BB.AD
#2
3. BẠC LIÊU
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Tỉnh Bạc Liêu được thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1899 và chính thức hoạt động từ ngày 1 tháng 1năm 1900. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, tỉnh Bạc Liêu bị giải thể nhập vào tỉnh Ba Xuyên. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu được tái lập trở lại. Tháng 2 năm 1976, tỉnh Bạc Liêu lại bị giải thể, nhập vào tỉnh Minh Hải. Ngày 06 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bạc Liêu được tái lập thêm lần nữa, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997 cho đến ngày nay.
Bạc Liêu có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống như người Hoa, người Việt, người Khmer, người Chăm... Người Bạc Liêu có phong cách phóng khoáng, đặc trưng của vùng Nam Bộ. Bạc Liêu có Công tử Bạc Liêu lừng danh một thuở giàu có và chịu chơi, ngoài ra vùng đất này còn gắn liền với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang đặt nền móng cho sự phát triển của nền cổ nhạc Nam Bộ. Bạc Liêu được nhiều người biết đến bởi nghề làm muối, muối Bạc Liêu xưa nay vốn nổi tiếng về chất lượng do không có vị đắng, chát và ít lẫn tạp chất. Thời Pháp, Mỹ, hoạt động kinh doanh muối Bạc Liêu rất rộng lớn, chiếm cứ toàn vùng Nam Bộ, ra tới tận Phan Thiết miền Trung và đặc biệt giao lưu xuất khẩu theo đường sông Mêkông qua Campuchia, hiện nay nghề làm muối tuy không còn thịnh như trước nhưng Bạc Liêu vẫn là vùng sản xuất muối lớn nhất miền Tây.
Bạc Liêu từng là vùng đất có một vị trí quan trọng trong chiến lược khai thác và xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long của người Pháp, được người Pháp lên kế hoạch xây dựng thành trung tâm hành chính của miền Tây, đồng thời đầu tư nhiều tiền của xây cất dinh thự và công sở tại đây. Bạc Liêu cũng nổi tiếng là vùng đất có nhiều người Hoa sinh sống qua câu ca dao:
“ Bạc Liêu là xứ cơ cầu,
dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu

— Ca dao Việt Nam
Theo Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bạc_Liêu
#3
4. BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Bà Rịa là tỉnh lỵ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Việt Nam), nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu 20 km về hướng Đông Bắc. Bà Rịa hiện đang là đô thị loại II.
 
Năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng, Bà Rịa là phủ lỵ của phủ Phước Tuy. Thời Việt Nam Cộng hòa, thành phố Bà Rịa về mặt hành chính chỉ là cấp xã Phước Lễ, vừa là quận lị quận Châu Thành Phước Tuy, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy.
Ngày 8 tháng 12 năm 1982, thị trấn Bà Rịa được thành lập từ xã Phước Lễ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Khi đó thị trấn Bà Rịa phía đông giáp xã Long Điền, huyện Long Đất, phía tây giáp xã Long Hưng, phía bắc giáp xã Hòa Long, phía nam giáp Tim Sông và cầu Cỏ May thuộc đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.[5]
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 45/CP thành lập Thị xã Bà Rịa[6] trên cơ sở tách ra từ huyện Châu Thành và hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1994, gồm 5 phường: Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Toàn, Phước Trung (tách từ thị trấn Bà Rịa cũ) và 3 xã: Long Hương, Hòa Long, Long Phước.
Ngày 22 tháng 10 năm 2002, chia xã Long Hương thành 2 phường: Long Hương và Kim Dinh.[7]
Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia phường Phước Hưng thành phường Phước Hưng và xã Tân Hưng; chia phường Long Toàn thành 2 phường: Long Toàn và Long Tâm.[8]
Ngày 16 tháng 4 năm 2007, thị xã Bà Rịa được công nhận là đô thị loại III.[9]
Ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa.[10]
Ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP nâng cấp thị xã Bà Rịa lên thành phố Bà Rịa.[11]
Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2130/QĐ-TTg công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[12].
Theo Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bà_Rịa_(thành_phố)
 
#4
5. BẾN TRE
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long[4], nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 87 km về phía Tây qua tỉnh Tiền Giang và Long An[5][6]. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 mét so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26oC - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm[7].
Trước kia, tỉnh Bến Tre là vùng hoang vu, một thời gian sau đó có một vài nhóm người đến định cư và thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Càng ngày số người đến định cư ngày càng đông, chính sự di cư này kèm theo sự gia tăng dân số, làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp[8].
Bến Tre cũng là quê hương của Đạo Dừa, với biệt danh là "Xứ Dừa". Từ thời Chiến tranh Việt Nam, Bến Tre được coi là "quê hương Đồng khởi", mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chế độ Ngô Đình Diệm, khốc liệt nhất là trong năm 1960.
Theo Wiki: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bến_Tre
#5
6. BÌNH ĐỊNH
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơn nằm cách thủ đô Hà Nội 1.070 km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh 652 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.[2]
 
#6
7. ĐÀ LẠT
Thành phố Đà Lạt là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như "Thành phố mù sương", "Thành phố ngàn thông", "Thành phố ngàn hoa", "Xứ hoa Anh Đào" hay "Tiểu Paris".
Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Đà_Lạt
#7
8. ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùng Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đây là thành phố có nền kinh tế và qui mô đô thị lớn thứ 5 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương sau Hà Nội,TP.HCM,Hải Phòng và Cần Thơ,là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng hiện là một trong 15 đô thị loại 1 đồng thời là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương ở Việt Nam. 
 
Trong những năm gần đây, Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam.
 
Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu phát triển Đà Nẵng thành thành phố cấp quốc gia, hiện đại; tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành thành phố đặc biệt cấp quốc gia, hướng tới đô thị cấp quốc tế và phát triển bền vững.
 
 
 
 
#8
9. QUẢNG BÌNH 
Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình, Tân Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông-Tây của dải đất hình chữ Scủa Việt Nam (40,3 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào ra biển Đông).[2] Tỉnh này giáp Hà Tĩnh về phía bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông; phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
 
Trong thời kỳ Bắc thuộc, khu vực ngày nay là Quảng Bình có giai đoạn thuộc quận Tượng Lâm, có giai đoạn thuộc quận Nhật Nam. Năm 192, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý. Khu vực này đã thuộc về Đại Việt sau cuộc chiến tranh Việt Chiêm 1069. Lý Thường Kiệt là người đã xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn trong cương vực lãnh thổ Đại Việt.
 
Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, Quảng Bình bị chia cắt tại sông Gianh. Đồng Hới đã trở thành tiền đồn quan trọng của chúa Nguyễn với thành Đồng Hới. Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 đến ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Quảng Bình được sáp nhập vào tỉnh Bình Trị Thiên.
Quảng Bình có các tuyến giao thông quan trọng Bắc – Nam Việt Nam chạy qua: Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh, Đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra, tỉnh này còn có giao thông hàng hải (cảng Hòn La, cảng Gianh) và hàng không (sân bay Đồng Hới).
#9
10. HUẾ
Huế là thành phố trực thuộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, y tế, giáo dục, du lịch, khoa học... Với dòng sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Huế, còn gọi là đất Thần Kinh hay xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng của nó. Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và từng là kinh đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945).
#10
11.QUÃNG NGÃI
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn 11.000 km2 và 6 cửa biển vốn giàu nguồn lực hải sảnvới nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam[2]. Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 1 tháng 7năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
#11
12.ĐAKLAK
Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc (theo tiếng M'Nông dak Lak [daːk laːk] nghĩa là "hồ Lắk", với dak nghĩa là "nước" hay "hồ"[5]) là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Đắk Lắk là thành phố Buôn Ma Thuột, nằm cách Hà Nội 1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Tỉnh Đắk Lắk được tái lập vào ngày 26 tháng 11 năm 2003, trên cơ sở tách tỉnh Đăk Lăk thành hai tỉnh mới là Đăk Lăk và Đăk Nông[6]. Đắk Lắk được xem là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật nhân loại thế giới công nhận
#12
13. QUẢNG NINH
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là tỉnh khai thác than đá chính của Việt Nam và có vịnh Hạ Long là di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới.
#13
 
14. NHA TRANG
Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó.
#14
15. SÀI GÒN
Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức độ đô thị hóa, đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóagiáo dục quan trọng nhất của cả nước. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương cùng với thủ đô Hà Nội là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
#15
16. QUẢNG TRỊ
Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là tỉnh có Khu phi quân sự vĩ tuyến 17, là giới tuyến chia cắt hai miền Bắc - Nam Việt Nam, do đó cũng là một chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975)​​​​​​​
#16
17. CÀ MAU
Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mâu) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ[4]), có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước[3]. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao:

“Cà Mau là xứ quê mùa
Muỗi bằng gà máicọp tùa bằng trâu
©Wiki
#17
18. SÓC TRĂNG
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Tỉnh Sóc Trăng nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, là nơi sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, với dân số và diện tích điều đứng thứ 6 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long[2].
Sóc Trăng là một vùng đất được người Việt đến khai khẩn trong khoảng hơn 200 năm nay. Vào thế kỷ XVII, Sóc Trăng thuộc vùng Ba Thắc của Chân Lạp. Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Thuận cắt đất Ba Thắc dâng cho chúa NguyễnChúa Nguyễn đặt Ba Thắc thuộc dinh Long Hồ và vận động người Việt vào khai hoang. Năm 1900, Pháp lập tỉnh Sóc Trăng. Năm 1956, tỉnh Sóc Trăng hợp nhất với tỉnh Bạc Liêu thành tỉnh Ba Xuyên. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, tỉnh Ba Xuyên giải thể, địa bàn Sóc Trăng thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 11 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập.
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃ្លាំង) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang)[4]
Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau: "... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này."[5]

©Wiki
#18
19. LONG AN
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu LongViệt Nam. Tỉnh lỵ của Long An hiện nay là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam[4] và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ 1AQuốc lộ 50,...Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long[4].​​​​​​​
#19
20. TÂY NINH
Tây Ninh nổi tiếng với những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Núi Bà Đen cao 986m là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam và là nơi có nhiều truyền thuyết nổi tiếng, ở đây có một bảo tàng được xây dựng trong động Kim Quang và một ngôi chùa cùng tên rất nổi tiếng. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao Đài với Tòa Thánh Tây Ninh nguy nga, tráng lệ. Ngoài ra còn có đạo Phậtđạo Kitôđạo Hồi và nhiều đạo khác. Tây Ninh là thủ đô kháng chiến, nơi đóng Trung ương Cục miền Nam trong những năm chống Mỹ, giành độc lập dân tộc. Tây Ninh còn là nơi có hồ thủy lợi nhân tạo từng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đó là hồ Dầu Tiếng.
#20
[Typography Project] 64 Provinces Of Vietnam
Published:

[Typography Project] 64 Provinces Of Vietnam

Typography 64 Tỉnh thành là một dự án phi lợi nhuận nhằm thể hiện đặc trưng của từng Tỉnh. Mong muốn của dự án là muốn giới thiệu đến bạn bè gần Read More

Published: